THÉP CHÍNH ĐẠI – THÀNH DANH THÉP
Sản Xuất và Kinh Doanh Thép Cán Nguội, Thép Cuộn Mạ, Ống Hộp, Thép Hình & Xà Gồ

Telephone: (+84) 221 398 9568
Email: sales@chinhdaisteel.com

XU HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2021: NGÀNH THÉP CÓ “HƯỞNG LỢI”?

Năm 2021 được dự báo là một năm khởi sắc của ngành thép với việc đầu tư công được đẩy mạnh và thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở có thể nóng trở lại. 

1. Cơ hội tăng trưởng cho ngành thép trong năm 2021

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công của các địa phương năm 2020 đã góp phần thúc đẩy sản lượng tiêu thụ của toàn ngành thép trong bối cảnh thị trường ảm đạm vì dịch bệnh. Với ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn cầu, sản lượng sản xuất, tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2020 giảm đáng kể. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 7, ngành thép đã ghi nhận những phục hồi trong sản lượng sản xuất, tiêu thụ khi các thị trường đã dần thích nghi với tình hình mới. Tính chung 11 tháng đầu năm 2020, sản xuất thép các loại đạt 23,3 triệu tấn, tăng 1% so với cùng kỳ 2019.

Sự phục hồi của ngành thép được thể hiện rõ rệt vào những tháng cuối năm với mức tăng hai con số. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm nhiều triển vọng tích cực cho ngành trong năm 2021 với những làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng. Khi đó, thép và các ngành vật liệu xây dựng nói chung sẽ được hưởng lợi lớn. Những dự án cơ sở hạ tầng quy lớn đang được triển khai có thể kể đến như dự án cao tốc Bắc – Nam. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trong năm 2021, thị trường bất động sản nhà ở có thể nóng trở lại. Đây cũng là một yếu tố hứa hẹn sẽ thúc đẩy ngành thép tăng trưởng. 

2. Triển vọng phát triển ngành từ nhiều khía cạnh

Theo ước tính của các chuyên gia, nhiều dự án công sẽ được giải ngân trong năm 2021 như dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ (khoảng 40%) và các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam (11 dự án) với 60% chi phí xây dựng (tương đương 23,7 nghìn tỷ đồng) sẽ được phân bổ vào chi phí nguyên vật liệu. Số lượng nguyên vật liệu trong năm 2021 mà các dự án này dự kiến cần huy động sẽ là khoảng 6,4 nghìn tỷ đồng thép xây dựng và 3,8 nghìn tỷ đồng xi măng. Với tình hình này, mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng sẽ đạt 10-12% trong năm 2021.

Theo chuyên gia Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect, các doanh nghiệp thép xây dựng hàng đầu có thể sẽ giành thêm thị phần trong năm 2021. Năm 2020 là một năm khó khăn cho các doanh nghiệp thép với sự bùng phát và lây lan nhanh của dịch Covid-19. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất thép lớn vẫn giành được thị phần nhờ khả năng quyết định giá, tiềm lực tài chính tốt và lợi thế sản xuất theo quy mô. 

Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là tập đoàn Hòa Phát (HPG). Trong 9 tháng năm 2020, thị phần thép xây dựng của HPG đã tăng từ 26,2% trong năm 2019 lên 32,6%. Lượng thép xây dựng của doanh nghiệp này cũng tăng 26,4% so với cùng kỳ trong khi sản lượng thép tiêu thụ chung của toàn ngành giảm 3,1%. 

3. Phát triển trên đà tăng chung của toàn cầu 

Chuyên gia Nguyễn Đăng Thiện của Công ty Chứng khoán Mirae Asset cũng có những nhận định tích cực cho tiềm năng  tăng trưởng của ngành thép trong 2021. Ông cho rằng một loạt chính sách kích cầu hạ tầng sẽ khiến ngành thép toàn cầu phục hồi và Việt Nam sẽ hưởng lợi từ xu thế này. Thị trường nội địa năm 2021 cũng có nhiều khởi sắc cho ngành bất động sản và xây dựng, từ đó thúc đẩy sản lượng toàn ngành thép. Chuyên gia dự kiến tổng sản lượng thép cuộn cán nóng (HRC) và thép cuộn cán nguội (CRC) Việt Nam trong năm 2021 sẽ đạt 10,69 triệu tấn, ước tính tăng 30% so với cùng kỳ 2020. Sản lượng mảng thép xây dựng, ống thép và tôn mạ năm 2021 cũng dự kiến tăng trưởng lần lượt 9%, 8% và 8% so với cùng kỳ 2020.

Sản lượng tiêu thụ tôn mạ cũng được dự báo sẽ tăng 7-10% trong năm 2021. Các chuyên gia kỳ vọng mức tăng trưởng này có được nhờ làn sóng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam của các doanh nghiệp FDI và sản lượng xuất khẩu cao hơn do nhu cầu thế giới phục hồi.

4. Cổ phiếu ngành thép tăng mạnh trong năm 2020 – nền tảng tăng trưởng lý tưởng cho năm 2021

Trái ngược với nhiều ngành khác phải chật vật trong dịch Covid-19, cổ phiếu ngành thép lại có nhịp tăng giá vượt trội VN-Index trong năm 2020. Tính từ đáy Covid-19 vào tháng 4/2020, VN-Index đã hồi phục 62%, lên mức 1.055 điểm. Nguyên nhân là do ngành thép hưởng lợi trực tiếp từ sự khan hiếm nguyên liệu cũng như gia tăng nhu cầu thép từ Trung Quốc. Ba công ty thép có giá cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất bao gồm Hòa Phát (HPG), Tôn Hoa Sen (HSG) và Tôn Nam Kim (NKG), với mức tăng giá lần lượt đạt 188%, 397% và 234%. Chính vì vậy, năm 2021 hứa hẹn lại là một năm tăng trưởng cho nhóm 3 cổ phiếu này với mức lợi nhuận dự kiến dẫn đầu toàn ngành.

Theo Công thương

NHẬN BÁO GIÁ NGAY BÂY GIỜ

Nhận báo giá

Liên lạc ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm

Thông tin liên hệ

Email
sales@chinhdaisteel.com

Hotline
(+84) 221 3989568 – 3989527

Fax
(+84) 321 3989526 – 3989525