Điểm tin ngành thép đầu tuần đã ghi nhận sự đối nghịch trong tăng trưởng giữa giá quặng sắt và sản lượng thép cán. Cụ thể, sản lượng sản xuất sắt thép thô; thép cán; thép thanh, thép góc trong 10 tháng đầu năm 2020 tăng lần lượt là 0,1; 5,3% và 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá quặng sắt giảm 1.04% xuống chỉ còn 119.85 USD/tấn khi kết phiên giao dịch ngày 12/1.
- Giá quặng sắt cho thấy dấu hiệu suy yếuSau khi tăng liên tiếp sáu phiên bắt đầu từ tuần trước, đã có sự điều chỉnh giá quặng sắt xuống chỉ còn 119.85 USD/tấn. Đây được coi là diễn biến tất yếu do bối cảnh tâm lý chốt lời của giới đầu tư chiếm ưu thế trên thị trường.Tuy nhiên, mức giảm này được đánh giá chỉ diễn ra trong ngắn hạn khi hàng loạt các số liệu đưa ra đều cho thấy các yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho giá quặng sắt. Các nguồn tin từ Tân Hoa Xã đều cho thấy tồn kho quặng sắt tại 33 cảng lớn tại Trung Quốc ở mức 109.84 triệu tấn, giảm 0.23 triệu tấn so với báo cáo tuần trước. Cùng lúc, báo cáo tồn kho tháng 10 tại 184 nhà máy thép được Mysteel thực hiện cũng cho biết, tồn kho của năm sản phẩm thép chính tại Trung Quốc ở mức 5.2 triệu tấn. Đây là mức tồn kho thấp nhất được ghi nhận trong vòng 10 tuần, khi nhu cầu sắt thép tại Hoa lục vẫn duy trì ở mức khá cao.
- Hoạt động nhập khẩu quặng sắt vẫn ổn địnhTrong một diễn biến khác, hoạt động nhập khẩu quặng sắt tại Trung Quốc vẫn đang diễn ra khá ổn định. Australia là quốc gia chiếm thị phần xuất khẩu quặng sắt lớn nhất với hơn 60% khối lượng quặng sắt nhập khẩu của quốc gia này. Số liệu từ Cơ quan quản lý cảng Pilbara (PPA) cho thấy, không có sự thay đổi đáng kể nào trong hoạt động xuất khẩu quặng sắt từ Port Hedland, một trong những cảng biển xuất khẩu quặng sắt sở hữu quy mô lớn nhất Australia.Tuy nhiên, việc Trung Quốc cân nhắc áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với đòn bẩy trong giao dịch bất động sản đang ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực xây dựng, vốn là lĩnh vực tiêu thụ sắt thép chính tại quốc gia này. Bằng việc giới hạn tỉ lệ giữa dòng tiền, tài sản và mức vốn, chính phủ Trung Quốc hướng tới hạn chế quyền sở hữu bất động sản khiến sụt giảm hứng thú của thị trường cho nhu cầu quặng sắt.
- Sản xuất thép cán 10 tháng tăng 23,6%Theo báo cáo tình hình hoạt động công nghiệp và thương mại của Bộ Công Thương, sản lượng thép thô tháng 10 ước đạt hơn 3,3 triệu tấn; tăng 11% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, thép cán ước đạt 800.100 tấn, tăng 23,6%. Chỉ duy nhất thép thanh, thép góc ghi nhận sự sụt giảm nhẹ với mức 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái; ước đạt 922.600 tấn.Như vậy, trong 10 tháng vừa qua, sản lượng sản xuất sắt thép thô; thép cán; thép thanh, thép góc tính chung đã tăng lần lượt là 0,1; 5,3% và 7,6% so với cùng kỳ năm 2019.
- Triển vọng gia tăng sản lượng từ các cơ hội hội nhập kinh tế quốc tếNgành thép là một trong những ngành được kỳ vọng hưởng lợi từ các hiệp định kinh tế, như việc thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Trong thời gian tới, ngành thép sẽ có thêm điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.Tuy nhiên, ngành thép trong nước vẫn phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu, cũng như các vụ việc phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu khiến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp cần theo dõi tin ngành thép, nâng cao năng lực cạnh tranh, tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất ngay trong nước và nỗ lực khép kín sản xuất. Ngoài ra, Bộ sẽ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ việc điều tra.
Theo PetroTimes, vnbiz