THÉP CHÍNH ĐẠI – THÀNH DANH THÉP
Sản Xuất và Kinh Doanh Thép Cán Nguội, Thép Cuộn Mạ, Ống Hộp, Thép Hình & Xà Gồ

Telephone: (+84) 221 398 9568
Email: sales@chinhdaisteel.com

NGÀNH THÉP BẤT CHẤP RÀO CẢN TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG DỰ KIẾN 10%

Có thể nói, thép là mặt hàng “dính” nhiều cuộc điều tra phòng vệ thương mại nhất trên thị trường thế giới. Chiếm tới hơn 30% tổng số các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với các ngành hàng mà Việt Nam phải hứng chịu, tuy nhiên Bộ Công Thương vẫn dự kiến tăng trưởng trên 10%.

RÀO CẢN VÔ KỂ

Chỉ tính riêng trong năm 2018, ngành thép Việt đã bị hàng loạt các thị trường khởi kiện về phòng vệ thương mại, đáng kể nhất với thị trường Mỹ khi phải liên tục gánh chịu các cuộc điều tra chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá và chống trợ cấp (Hiệp hội Thép Việt Nam – VSA). Theo ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) thì ngành thép chiếm ⅓ tổng số các vụ việc (hơn 1500 vụ) liên quan đến phòng vệ thương mại.

Nguyên nhân cho thực tế này được giới chuyên gia chỉ rõ về 2 lí do chính: (1) tình trạng dư thừa nguồn cung và (2) mức thuế 25% áp dụng bởi Mỹ đối với sản phẩm nhập khẩu. Xưa tới nay thép vẫn luôn “lọt vào tầm ngắm” của thị trường thế giới, lẽ dĩ nhiên sẽ là ngành hàng bị các quốc gia áp dụng giải pháp bảo hộ, phòng vệ thương mại nhiều nhất. Ngoài Mỹ, các thị trường như Canada, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh kinh tế Á – Âu cũng điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ với ngành thép, chưa kể các nước khác cũng bắt đầu tăng cường điều tra chống bán phá giá và trợ cấp đối với mặt hàng thép cụ thể và một số quốc gia cụ thể.

Để phân tích sâu về điều này, theo tính toán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), dư lượng cung toàn cầu (2017) đạt gần 900 triệu tấn, chủ yếu ở Trung Quốc. Theo bà Phạm Châu Giang, phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), thép là mặt hàng sản xuất cơ bản của nhiều nước, và được coi là vấn đề an ninh quốc gia. Mặt khác, xu hướng bảo hộ mậu dịch đang quay trở lại, với xu hướng chững lại của kinh tế thế giới khiến nhiều doanh nghiệp thép gặp thiệt hại.

VẪN TĂNG TRƯỞNG KHÁ

Tuy nhiên, những trở ngại nêu trên đều không cản trở được sự tăng trưởng của ngành thép gần đây. Bà Giang cho hay, các doanh nghiệp vẫn giữ được mức tăng trưởng về sản xuất cũng như xuất khẩu, được đánh giá cao trong khu vực mặc dù bị điều tra và kiện phòng vệ thương mại với tần suất cao. Dù chịu nhiều áp lực từ việc bảo hộ của các nước nhập khẩu, không phải vụ việc nào Việt Nam bị điều tra cũng bị áp thuế và chịu thiệt hại. Bản thân Việt Nam cũng đã có những động thái tích cực để bảo vệ thị trường trong nước bằng các hàng rào kỹ thuật cũng như các biện pháp phòng vệ thương mại.

Trong tháng 3/2019 so với cùng kỳ,  sản lượng thép thô tăng 56.4% (ước tính đạt 1.684 nghìn tấn); thép cán đạt 13.5% (ước tính đạt 506 nghìn tấn); và thép góc ướt tăng 0.6% (ước đạt 522 nghìn tấn). Nhìn chung quý đầu tiên trong năm, sản lượng sản xuất các sản phẩm đều tăng khá trội, riêng có thép thanh, thép góc giảm nhẹ 0.5%, nâng kim ngạch 3 tháng đầu năm tăng 5.8% so với cùng kỳ (đạt 744 triệu USD). Dự kiến theo báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy một 2019 có tăng trưởng tốt, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Theo lời khuyên các chuyên gia trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp nên tự bảo vệ bằng cách trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại – hạn chế thấp nhất việc bị khởi kiện. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt được những thông tin cảnh báo sớm về khả năng bị khởi kiện tại thị trường xuất khẩu qua hoạt động trao đổi thông tin với hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước, từ đó lên phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tránh bị khởi kiện.

Nguồn tin: Đầu tư; Đại Đoàn kết

NHẬN BÁO GIÁ NGAY BÂY GIỜ

Nhận báo giá

Liên lạc ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm

Thông tin liên hệ

Email
sales@chinhdaisteel.com

Hotline
(+84) 221 3989568 – 3989527

Fax
(+84) 321 3989526 – 3989525