Trong khi các nhà sản xuất thép châu Á thu nhỏ quy mô thì các đối thủ lại đang nỗ lực để chiếm lĩnh ngôi vị số 1 trên thị trường toàn cầu.
Một số hãng thép lớn khác tại Châu Á như Nippon Steel của Nhật Bản hay Posco của Hàn Quốc cũng đều đang đóng cửa các lò cao cũng như xem xét lại kế hoạch đầu tư dài hạn.
Cụ thể, vào tháng 7 vừa qua, Posco thông báo sẽ đóng cửa một lò nung tại công trình Pohang. Lò cao này có thể sản xuất tới 1,3 triệu tấn thép mỗi năm, tương đương 3% tổng công suất của Posco. Posco cũng cho biết họ cũng sẽ xem xét đóng cửa hoặc cải tạo một lò khác sớm nhất vào năm 2025.
Tại Nhật Bản, lần đầu tiên sau 52 năm, sản lượng thép hàng năm dự kiến sẽ thấp hơn 80 triệu tấn. Hồi tháng 2, Nippon Steel thông báo sẽ đóng cửa hoàn toàn hai lò cao tại tỉnh Hiroshima và Wakayama trong vài năm tới. Sau điều chỉnh, hãng thép lớn nhất Nhật Bản đã cắt giảm 300 tỷ JPY (2.8 tỷ USD) chi tiêu so với mục tiêu ban đầu của giai đoạn 2018 – 2020.
Ngoài ra, đại diện của Nippon Steel còn cho biết, chi tiêu cho các khoản đầu tư kinh doanh, bao gồm cả M&A sẽ giảm 10% so với mục tiêu ban đầu trong cùng giai đoạn 600 tỷ JPY. “Chúng tôi sẽ cẩn trọng và nghiêm túc trong việc xác định mục tiêu M&A.” – phát ngôn của hãng cho biết.
Trên thực tế, trước cả khi đại dịch xảy ra, các nhà sản xuất thép bên ngoài Trung Quốc đã gặp khó khăn khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung diễn ra ngày một căng thẳng. Sau khi Washington tăng thuế đối với thép, các mặt hàng thép vốn ban đầu được Thổ Nhĩ Kỳ và Nga dành để xuất khẩu sang Mỹ đã chuyển hướng đã sang châu Á. Chính điều này đã kéo giá thép trong khu vực giảm.
Trong tháng 8, giá thép cuộn cán nóng tại thị trường Châu Á – vốn được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô và thiết bị điện đã tăng 20% so với tháng 4. Để thoát khỏi những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, các hãng thép Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng lò cao ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, công suất của khu vực này đã tăng lên đáng kể, đến mức Viện Gang thép Đông Nam Á đã phải đưa ra cảnh báo: Trong vài năm tới, Đông Nam Á có thể đối mặt với nguy cơ dư thừa công suất, sản lượng tăng hơn 61/5 triệu tấn/năm.
Các giám đốc của JFE Steel nhất trí. “Xu hướng nhu cầu thép hậu COVID-19 khá bất ổn. Ngay cả khi nhu cầu phục hồi, chúng tôi dự đoán tốc độ sẽ khá chậm”. Nippon Steel và JFE Steel tin họ phải tăng tốc quá trình cải cách như giảm chi phí hoạt động, đóng cửa lò cao và rút khỏi các lĩnh vực kinh doanh không có lãi như titan cuộn tấm tròn.
Hơn bao giờ hết, ông Matsumoto nói: “Cung và cầu thép toàn cầu sẽ phụ thuộc vào tình hình ở Châu Á”.
Nguồn tin: Enternews